Những sai lầm khi sắc thuốc bắc khiến bệnh càng nặng thêm
Những sai lầm khi sắc thuốc bắc khiến bệnh càng nặng thêm
Hình ảnh ấm sắc thuốc bắc bát tràng |
Quá trình sắc thuốc bắc là một quá trình thủy phân, chiết xuất
hoạt chất trong môi trường nước ở nhiệt độ xấp sỉ 100oC.
Những sai lầm khi sắc thuốc bắc chúng ta nên tránh:
Khi sắc thuốc bắc cần sử dụng nước lạnh ở các nguồn nước máy,
nước cất để đem lại hiệu quả cao nhất. Tuyệt đối không dùng nước nóng để nấu
thuốc bắc vì như vậy sẽ làm một số thành phần trong thuốc bị dược hóa làm cho
thang thuốc bắc không còn đảm bảo đầy đủ thành phần. Ví dụ như là các protein
hoặc tinh bột khi gặp nhiệt độ cao đột ngột có thể bị đông cứng hoặc biến chất
làm ảnh hưởng đến việc chiết xuất dược chất. Điều đó khiến thang thuốc không
hoàn chỉnh, nghĩa là căn bệnh sẽ không thuyên giảm hoặc cũng có thể khiến bệnh
càng nặng thêm.
Chỉ sử dụng ấm sắc thuốc bắc bằng gốm sứ hoặc đất nung. Tuyệt
đối không sử dụng các loại ấm được làm từ kim loại như nhôm, sắt, đồng để sắc
thuốc bắc. Bởi vì trong thang thuốc có rất nhiều hoạt chất hữu cơ, một trong số
hoạt chất đó có thể kể đến ở đây như tanin. Tanin có tính chất ức chế ăn mòn
kim loại, khi sắc trong những chiếc nồi bằng kim loại sẽ làm biến đổi tạo thành
chất kết tủa có hại cho cơ thể người bệnh.
Kỹ thuật sắc thuốc bằng ấm sắc thuốc bắc:
Đầu tiên các bạn cho thang thuốc bắc vào ấm sắc thuốc. Tiến
hành đổ nước lạnh vào ngâm tối thiểu 25 phút để làm mềm dược liệu, điển hình là
các protein hay tinh bột. Tùy theo lượng thuốc bắc mà chúng ta căn nước cho vừa
ngập dược liệu khoảng chừng 4 phân. Chú ý là lường nước này chỉ áp dụng cho lần
đầu, với các lần sau lượng nước rút đi chừng 2 phân cho 1 lần tiếp.
Thời gian sắc kéo dài hay ngắn tùy thuộc lượng thuốc, loại thuốc... thường từ 60 – 90 phút.
Căn lửa (nhiệt) khi sắc thuốc bắc: Tùy từng loại thuốc khác
nhau mà chúng ta có thể sắc với nhiệt (lửa) lớn hay nhỏ. Ví dụ như:
Đối với các loại thuốc có tính phát tán, công hạ dùng chữa bệnh
ngoại cảm, phong hàn nên sắc 2 lần, dùng lửa lớn và sắc nhanh trong khoảng
10-20 phút.
Nếu là thuốc bổ nên sắc 3 lần. Kể từ lúc nồi sắc thuốc sôi,
vặn cho lửa (nhiệt) nhỏ lại, sắc âm ỉ cho thang thuốc ngấu.
Cách sắc thuốc bắc cho các vị thuốc khác nhau:
Nếu bạn nghĩ chỉ cần đổ chung các thang thuốc bổ với nhau để
sắc là sẽ tốt thì thật sai lầm. Bạn cần lưu ý là loại thuốc là khoáng vật cần sắc
trước. Loại thuốc có nhiều tinh dầu như gừng, cam thảo, bạc hà, xả, cúc tần, tía
tô... nên cho sau khi thuốc đã sắc gần xong để tránh làm bay mất tinh dầu.
Các vị thuốc quý như nấm linh chi,củ nhân sâm cần sắc riêng
để triết xuất được nhiều chất nhất. Các loại cao thuốc a giao, mật ong...sắc
xong phải uống khi còn nóng.
Tóm lại, mỗi bài thuốc,
vị thuốc khác nhau mà ta có cách sắc khác nhau. Vì vậy chúng ta cần đọc kỹ hướng
dẫn của từng thang thuốc để sắc thuốc bắc đạt hiệu quả cao nhất.
Những điều kiêng kị khi uống thuốc bắc:
Phía trên tôi đã nói rất cụ thể về cách sắc thuốc bắc thế
nào cho đúng. Bây giờ việc uống thuốc bắc cũng cần tuân thủ theo một số yêu cầu
kiêng kị như: Đầu tiên phải nói đến đó là kiêng dùng các thực phẩm như đậu
xanh, giá đỗ, rau cải xanh vì thường trợ thấp sinh đờm sẽ làm giảm tác dụng của
thuốc. Tiếp theo là các loại kị riêng đối với từng vị thuốc như:
- Bài thuốc có hà thủ ô đỏ kiêng ăn cá không vẩy như lươn, trạch, cá trê...
- Bài thuốc có có cát cánh, cam thảo, hoàng liên, ô mai nên kiêng ăn thịt chó. Bài thuốc có phục linh kiêng dấm. Các vị thuốc có bạc hà kiêng ăn ba ba.
- Bài thuốc có thổ phục linh kiêng uống nước chè. khi thuốc có ké đầu ngựa kiêng ăn thịt lợn.
- Khi dùng thuốc bắc để thanh nhiệt giải độc, cầm máu,... kiêng thực phẩm có vị cay, nóng.
- Những người tỳ vị hư hàn hoặc uống thuốc ôn thông kinh lạc, khử hàn trừ thấp, kiện tỳ noãn vị không nên ăn các thức ăn sống lạnh
Cần đọc bài viết này trước khi mua Ấm sắc thuốc bắc bằng điện